Trong thời gian vừa qua, cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới Mỹ - Trung đã khiến cho đồng USD lên giá trong khi nhiều đồng tiền chủ chốt khác trên thế giới đồng loạt mất giá mạnh.
Tuy nhiên, đối với Việt Nam,
tỷ giáVND/USD tính đến cuối tháng 8 gần như đi ngang so với cuối năm ngoái.
Trao đổi với báo chí mới đây, ông Nguyễn Đức Hùng Linh, Giám đốc Phân tích và Tư vấn đầu tư, Công ty cổ phần Chứng khoán SSI, cho rằng, từ đầu năm, tỷ giá VND/USD tương đối ổn định, một phần nhờ Việt Nam có lượng cung ngoại tệ khá dồi dào, đến từ 3 nguồn chính.
“Thứ nhất, ngoại tệ đến từ FDI giải ngân, thứ hai là nhờ thặng dư thương mại và đặc biệt là nguồn đến từ các thương vụ M&A lớn với nguồn ngoại tệ vào Việt Nam lên tới hàng tỷ USD. Đây chính là nguồn giúp chúng ta ổn định được tỷ giá”, ông Linh cho hay.
Giám đốc Phân tích và Tư vấn đầu tư SSI cũng cho rằng, sự ổn định của đồng VND sẽ giúp cải thiện niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, cả đầu tư trực tiếp và gián tiếp.
Bên cạnh đó, khi hạn chế việc mất giá của đồng VND sẽ giúp Việt Nam có thể tránh được việc tăng nợ nước ngoài.
“Tỷ lệ nợ nước ngoài của Việt Nam hiện nay chiếm khoảng 50% GDP. Vì vậy, mỗi khi đồng nội tệ mất giá 1% thì nợ nước ngoài sẽ tăng thêm khoảng 1 tỷ USD”, ông Linh phân tích.
Riêng về thương mại và xuất nhập khẩu, chuyên gia cho rằng, sự thay đổi của đồng nội tệ sẽ không có tác động quá lớn do hiện tại phần này do doanh nghiệp FDI chi phối là chính.
Dự báo về hướng đi của tỷ
giá USD/VND trong thời gian tới, ông Nguyễn Đức Hùng Linh cho rằng, đồng VND chịu tác động bởi cả hai yếu tố là bên trong và bên ngoài.
Trong đó, yếu tố trong nước đa phần đang ở hướng ổn định tỷ giá, gồm nguồn ngoại tệ dồi dào, và Việt Nam cũng còn khá nhiều công cụ bình ổn giá, như lãi suất và dự trữ ngoại hối.
Tuy nhiên, chuyên gia này cho rằng, các yếu tố biến động khó lường bên ngoài thì cần phải được theo dõi. Điển hình như sự mất giá của nhân dân tệ. Nếu nhân dân tệ mất giá quá mạnh, mất 10% chẳng hạn, thì các đồng tiền trên thế giới cũng cần cân nhắc để điều chỉnh.
“Nhưng ngay cả khi Việt Nam buộc phải thực hiện điều chỉnh đồng nội tệ, chúng ta cũng có thể tự tin có thể điều chỉnh một cách có kiểm soát và ở vị thế chủ động, ít gây xáo trộn trong nền kinh tế”, ông Linh cho hay.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét